Cụm di tích Cầu Hiền Lương

Cũng bình thường như bao mảnh đất khác ở khắp miền đất nước, song đến khi hai miền bị chia cắt trong cuộc chiến (1954 - 1975) thì dòng sông Bến Hải và mảnh đất đôi bờ trở nên nổi tiếng. Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành "nhân chứng lịch sử" trên 20 năm mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước. Cụm di tích gồm tại đôi bờ Hiền Lương: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc, nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh, cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất" ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng Vĩ tuyến 17[4][2]...

Đồn Công an

Theo hiệp định Genève, dọc hai bên bờ sông giới tuyến quân sự tạm thời có 4 đồn cảnh sát đóng ở các nơi: Hiền Lương, Cửa Tùng (bờ Bắc), Xuân HòaCát Sơn (bờ Nam).

Đồn công an Hiền Lương nằm cạnh cầu phía Bắc gồm 3 khu nhà: A, B, C tạo thành chữ V. Nhà A được xây dựng từ năm 1955. Đây là nơi đặt trụ sở chỉ huy của công an bờ bắc. Mỗi nhà được dùng cho một mục đích khác nhau. Nhà B là nơi để ở và sinh hoạt của các chiến sĩ công an giới tuyến. Nhà C là nơi làm kho hậu cần. Đồn Hiền Lương có 2 tiểu đội (16 người) thuộc lực lượng công an vũ trang. Đây cũng là nơi để tiếp các đoàn khách quốc tế và khách trong nước...

Đồn công an Cửa Tùng đóng ở bãi biển xã Vĩnh Quang (bờ Bắc) có nhiệm vụ kiểm soát ngư dân của hai bờ ra vào Cửa Tùng. Đồn có 16 người thuộc lực lượng công an vũ trang. Đồn Cát Sơn đóng ở làng Cát Sơn (bờ Nam), có 16 người thuộc lực lượng của cảnh sát Việt Nam Cộng hòa làm nhiệm vụ kiểm soát ngư dân 2 bờ ra vào. Đồn Xuân Hòa (bờ Nam) do cảnh sát Việt Nam Cộng hòa đóng. Đồn này tận dụng lại bốt cũ của Pháp xây năm 1954.

Đến năm 1965, khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì hệ thống đồn bốt dọc 2 bờ sông Bến Hải tan rã...

Các đồn công an giới tuyến bên bờ bắc sông trong suốt 12 năm (1954 - 1965) là nơi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng để cáo buộc việc vi phạm Hiệp định của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa với Ủy hội Quốc tế đình chiến cùng đấu tranh với Việt Nam Cộng hòa về quy chế khu phi quân sự.[2]

Một sự kiện được nhắc đến là vào năm 1963, tướng Nguyễn Chánh Thi của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ra thăm cầu Hiền Lương. Nhà chức trách Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khiếu nại là sự hiện diện của tướng Thi vi phạm Hiệp định Genève vì đây là vùng phi quân sự. Bên Việt Nam Cộng hòa phải giải thích là tướng Thi là đại biểu khu 11 chiến thuật, một chức vụ hành chánh chứ không ra với tư cách quân sự nên Ủy hội Quốc tế phải chấp nhận.[6]

Sông Bến Hải

Bài chi tiết: Sông Bến Hải

Cột cờ giới tuyến

Bài chi tiết: Cột cờ giới tuyến

Nhà liên hiệp

Giàn loa phóng thanh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầu Hiền Lương http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2002/04/3b9bb8f7/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2003/05/3b9c7eeb/ //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.p... http://www.dostquangtri.gov.vn/vanhoa/vanhoa.asp?o... http://nhipcaudautu.vn/thi-truong/bat-dong-san/kho... http://www.tienphong.vn/Phong-Su/192810/Mot-thoi-t... http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=5... http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20151223/quang-tri-d...